4 kiểu người sau đây học tiếng Anh rất khó tiến bộ
1. Kiểu người ngồi vào bàn 2 tiếng nhưng học thực sự có 15-30ph và luôn nghĩ rằng mình đã học chăm chỉ trong 2 tiếng
Trong thời gian biểu của bạn luôn có 2 tiếng học tiếng Anh mỗi ngày. Và mỗi ngày bạn đều ngồi vào bàn học 2 tiếng nhưng ngay khi ngồi vào bàn học thì bạn nghĩ đến việc đi lau bàn, sắp xếp lại đồ đạc, sách vở cho gọn rồi hãy học. Sau khi dọn dẹp bàn học xong bạn lại thấy khát nước, đói bụng nên đi xuống tủ lạnh kiếm gì ăn để lấy sức mà học. Hôm sau, bạn vừa ngồi vào bàn thì có nhỏ bạn gọi facetime tám hết 30ph, chat với nhỏ bạn khác thêm 30ph, xong lướt facebook một xíu hết 30ph, 30ph còn lại ngồi tải tài liệu tiếng Anh ( tải tài liệu thật nhiều luôn làm cho con người ta cảm giác học hành chăm chỉ). Có hôm ngồi vào bàn học bạn lại thấy móng tay dài quá nên ngồi bấm móng tay, móng chân, ngồi nhìn vu vơ ra cửa sổ. Hôm thì nhức đầu, đau bụng, tới chu kỳ tháng nên mệt mỏi nên học ít thôi. Rõ ràng là ngày nào bạn cũng ngồi vào bạn 2 tiếng nhưng hầu như chưa có hôm nào bạn học trọn vẹn 2 tiếng đồng hồ. Thời gian học được tính bằng thời gian thực học chứ không phải thời gian ngồi vào bàn. Do vậy học theo kiểu này thì bạn không tiến bộ là điều dễ hiểu.
3. Kiểu người cố gắng, chăm chỉ nhưng không biết rằng người khác chăm chỉ, nỗ lực gấp 3,4 lần họ để có kết quả như mong muốn hoặc đã đặt mục tiêu quá cao so với khả năng
Mỗi ngày bạn đều chăm chỉ, cố gắng rèn luyện rất tích cực, đôi khi bạn cảm thấy kiệt sức mệt mỏi, chán nản vì đã cố gắng nhiều nhưng trời không ủng hộ lòng người. Nhưng sự thực là gì? Có thể là ngưỡng chịu đựng của bạn quá thấp, bạn cho rằng mỗi ngày bạn học 2 tiếng là quá nhiều và quá mệt mỏi trong khi những người khác ngày học liên tục 5 tiếng vẫn thấy mình còn lười biếng và phải cố gắng nhiều hơn nữa. Hoặc bạn thực sự cũng có cố gắng nhưng để đạt được thành quả bạn mong muốn cần phải luyện tập kinh khủng khiếp 10 tiếng mỗi ngày nhưng bạn chỉ luyện 3 tiếng mỗi ngày thì không đủ thật. Lúc này bạn có thể xem lại khả năng thực sự của mình có theo nổi mục tiêu hay không, có thể bạn đã đặt mục tiêu quá cao so với khả năng hiện tại. Ví dụ bạn có xuất phát điểm là 5.0 ielts bạn muốn đạt ielts 8.0 trong vòng một năm, và bạn phải đi làm 8 tiếng mỗi ngày nên chỉ có thể học 2 tiếng mỗi ngày. Trong khi bạn của bạn cũng có cùng xuất phát điểm như bạn nhưng vì mục tiêu đạt được ielts 8.0 vào cuối năm mà bạn ấy nghỉ làm ở nhà học 8 tiếng mỗi ngày. Đương nhiên trong trường hợp này bạn không thể nào tiến bộ nhanh hơn bạn của bạn được. Nếu bạn tự lượng sức mình phải vừa đi làm, vừa ôn thi ielts nên mở rộng thời gian đạt được mục tiêu ra 2,3 năm hoặc hạ mục tiêu xuống 6.0 hay 6.5 chẳng hạn thì lúc này bạn sẽ dễ thấy mình tiến bộ và đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.
Kiểu người này thường sẽ không thấy mình tiến bộ vì đặt mục tiêu quá xa với với bản thân hoặc luôn tự cho rằng mình đã cố gắng rất nhiều mà không hề hay biết có nhiều người còn cố gắng hơn họ gấp trăm, ngàn lần.
3. Kiểu người học thì ít mà lo lắng về những thứ ngoài tầm kiểm soát quá nhiều dẫn đến bị hao hụt năng lượng không còn năng lượng cho học tập, rèn luyện
Trong lúc học tập, ôn luyện bạn thường lo lắng quá mức về những yếu tố bên ngoài như giám khảo khó, để thi khó, bài nhiều quá học không nổi, không biết học nhiều rồi có ra trúng tủ không, có được kết quả như mong muốn hay không? Tâm trí bạn suốt ngày quanh quẩn những điều không liên quan gì đến việc chính là học tập và rèn luyện, nó không những làm mất thời gian mà còn làm hao tổn tâm trí, sức lực khiến bạn giảm năng suất học tập. Những vấn đề trên bạn không thể nào kiểm soát điều chỉnh, dự đoán được cả. Từ vựng quá nhiều, ngữ pháp quá cao siêu, phát âm quá khó thì đó là những yếu tố thuộc về ngôn ngữ vốn có của đất nước người ta, bạn học ngôn ngữ của họ bạn phải chấp nhận, bạn không thay đổi, không điều chỉnh được gì cả. Điều bạn kiểm soát được là thái độ học tập, tinh thần bền bỉ, kiên trì rèn luyện, học thêm từ mới, nghe thêm video tiếng Anh, nói chuyện tiếng Anh nhiều hơn nữa. Tương tự khi đề khó, giáo viên khó nhưng dù có khó như thế nào nếu bạn ôn luyện đầy đủ, tự tin thì họ khó là việc của họ, làm bài tốt là việc của bạn. Bạn không thể nào yêu cầu cho đề dễ hơn, ông giám khảo dễ ưa hơn, nhưng bạn có thể giúp bản thân đỡ hồi hộp, tự tin hơn để đương đầu với giám khảo khó. Bạn không thể nào biết kết quả thi cử khi kì thi chưa diễn ra nhưng bạn có thể khiến bản thân học hành ngày đêm. Hãy cứ luyện tập, hành động kết quả như thế nào là việc của tương lai. Còn nếu bạn cứ ngồi lo nghĩ lung tung thì sẽ không còn thời gian cho bạn tiến bộ và đạt kết quả cao được. Học thì chưa chắc được điểm cao vì còn phụ thuộc học nhiều hay ít nhưng không học thì chắc chắn điểm thấp.
4. Kiểu người lười biếng thật sự học thì ít mà sân si thì nhiều, luôn ganh tỵ với những người xung quanh, luôn thấy họ đi chơi chứ không bao giờ thấy thời gian họ cày ngày cày đêm
Kiểu người này thường không bao giờ thấy được sự cố gắng của người khác nhưng làm quá sự cố gắng của bản thân mình. Họ luôn cho rằng người khác đạt được kết quả cao là do họ may mắn chứ không phải do học hành chăm chỉ. Họ đạt điểm thấp là do họ xui, giám khảo khó, đề khó. Họ luôn tìm cách đổ lỗi cho những điều xung quanh và không bao giờ công nhận chiến thắng của người khác. Những người này không biết chịu trách nhiệm về những việc của bản thân, không nhìn nhận những nhược điểm của bản thân do vậy họ khó mà học hành tiến bộ được.