- Bạn bắt đầu học Ielts rất hào hứng, đầy quyết tâm hừng hực, lao vào học hàng giờ nhưng bỗng một ngày cảm thấy chán và sau đó là chán dữ dội, không muốn đụng đến luôn.
- Bạn cảm thấy học hoài mà không hề tiến bộ, luyện đề hoài mà không lên điểm, luyện nghe hoài mà trả lời câu hỏi vẫn cứ sai, học bao nhiêu từ vựng cũng quên hoặc cảm thấy không đủ
- Tự dưng bạn cảm thấy kiến thức IELTS thật bao la và hoảng sợ, cảm thấy đích đến thật khó khăn và dường như mơ hồ không xác định
- Có những thứ trong cuộc sống, công việc, những thứ linh tinh trong cuộc sống xen vào làm bạn stress, hoặc lo giải quyết các vấn đề xung quanh và quên luôn học Ielts, đến khi muốn quay lại thì không biết bắt đầu từ đâu
Đừng sa đà vào việc thu thập tài liệu, sách, tham gia quá nhiều group Ielts, đăng ký qua nhiều kênh youtube học Ielts. Những việc này chỉ là cái cớ biện luận giúp bạn yên tâm và tự nhủ bản thân là mình đang học mà thôi ( nhưng thực ra bạn rất lười và tốn thời gian)
Điều quan trọng nhất là hãy xác định khả năng tiếng Anh của mình hiện đang ở mức nào? Mình đang yếu nhất phần nào? Phần nào cần thiết phải cải thiện nhất. Hãy khoan đặt target điểm IELTS là bao nhiêu nếu bạn chưa nắm rõ xuất phát điểm của mình. Vì nếu đặt target sai, đặc biệt là target quá cao trong thời gian quá ngắn sẽ khiến bạn áp lực, không có kế hoạch rõ ràng, lang mang trong đống kiến thức bao la, không biết bắt đầu cái nào trước cái nào sau và kết quả là nản lòng, mất dần động lực và từ bỏ IELTS.
1. Bạn có đang mắc phải những vấn đề này khi học IELTS?
2. Hãy thử những cách dưới đây để không bao giờ chán học IELTS
Sau khi biết được những điểm yếu, các kiến thức bị hổng thì bạn hãy lên kế hoạch cải thiện, nâng cấp nó. Hãy nhớ là lên kế hoạch càng chi tiết càng dễ thực hiện. Ví dụ bạn yếu phần phát âm thì khi lên kế hoạch cải thiện nó thì bạn có thể lên kế hoạch như sau:
Tìm các tài liệu, các bài viết, kinh nghiệm học phát âm
Chọn ra một phương pháp, lời khuyên bạn cho là phù hợp nhất với mình ( hoặc nếu không biết cái nào phù hợp thì chọn đại một lời khuyên và làm theo)
Cam kết làm theo những gì bạn đã chọn
Tìm tài liệu, các kênh học tiếng Anh, hoặc có thể giáo viên để giúp cải thiện phát âm
Hãy chia nhỏ các việc cần làm, áng chừng thời gian học mỗi ngày. Tùy vào khả năng tập trung, sự cần thiết, thời gian của mỗi người mà có thể học bao nhiêu giờ một ngày. Một bạn sinh viên có thể dành ra 2h học Ielts mỗi ngày nhưng nếu đối với người đi làm thì không khả thi. Do vậy, đừng bắt ép bạn học quá nhiều giờ trong ngày mà quan trọng là phải duy trì sự bền bỉ, đều đặn mỗi ngày. Vì nếu bạn dồn dập học 2,3,5h mỗi ngày rồi sau đó mỗi ngày mở mắt ra cứ nghĩ đến việc học Ielts cả ngày là uể oải là chán. Đừng làm cho bản thân bạn có cái nhìn tiêu cực về IElts. Bạn cần phải duy trì sự thích thú và bền bỉ với nó. Vd bạn là người đi làm, sau mỗi ngày đi làm bạn khá mệt mỏi, nếu mỗi ngày học 30ph thì một tuần bạn có thể học từ 3-4 tiếng/ 1 tuần, nếu kéo dài một năm thì bạn có thể học được 144h/ năm. Nhưng nếu bạn bắt ép bản thân học 2-3h mỗi ngày thì khả năng là tầm 2-3 tháng là bạn nản và bỏ luôn, tính ra là bạn chỉ học được tầm 20-30h trong 2-3 tháng và đó là khoản thời gian duy nhất trong năm bạn học Ielts. Vậy có nghĩa là hãy đặt mục tiêu thời gian học phù hợp với điều kiện quỹ thời gian thực tế của mỗi người giúp bạn không chán nản, bỏ cuộc giữa chừng.
Điều quan trọng nữa là hãy kiểm soát những gì mình kiểm soát được. Có nghĩa là bạn có thể kiểm soát được việc mình học Ielts 30ph hoặc 1 tiếng mỗi ngày nhưng bạn không kiểm soát được việc mình có tiến bộ hay không hay mình được bao nhiêu điểm? Một ví dụ rõ ràng hơn và ví dụ bạn muốn giảm cân, thì bạn không kiểm soát được việc bạn giảm cân hay không nhưng bạn kiểm soát được việc ăn uống mỗi ngày, việc tập luyện mỗi ngày. Do vậy hãy tập trung vào việc luyện tập thôi, kết quả sao không cần quan tâm bạn nhé vì nó là chuyện của tương lai. Đừng mất thời gian nghỉ về kết quả làm gì vì nó là hệ quả của việc luyện tập mà thôi. Nếu bạn ăn uống đúng, luyện tập chăm chỉ thì không thể nào bạn không giảm cân cả.
Mỗi lần bạn cảm thấy mặc dù mình đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không tiến bộ thì hãy nhớ rằng " nếu bạn chưa đạt được kết quả như mong muốn nghĩa là bạn chưa cố gắng hết mình" hoặc " để biết bạn đã cố gắng hết mình hay chưa thì hãy nhìn vào sự tiến bộ, kết quả bạn đạt được". Câu nói " tôi đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không được" là một câu nói hết sức viện cớ và tự bào chữa biện luận cho bản thân các bạn nha vì nếu đã cố gắng, dồn hết tâm sức thì không có chuyện không đạt được điều mình mong muốn.
Đừng sa đà vào việc thu thập tài liệu, sách, tham gia quá nhiều group Ielts, đăng ký qua nhiều kênh youtube học Ielts. Những việc này chỉ là cái cớ biện luận giúp bạn yên tâm và tự nhủ bản thân là mình đang học mà thôi ( nhưng thực ra bạn rất lười và tốn thời gian). Tài liệu nào cũng được, không quan trọng là hay hay dỡ, chỉ cần học hết cái này rồi tìm cái khác, phương pháp nào cũng được miễn là kiên nhẫn với nó. Vì nếu ai đó giới thiệu cho bạn một phương pháp học nào đó thì hãy thử đến nơi đến chốn vì họ làm được thì họ mới giới thiệu cho mọi người. Nếu bạn đã làm theo đúng y chang phương pháp đó mà không hiệu quả thì hãy đi tìm cái khác. Nếu bạn thử quá nhiều phương pháp, học quá nhiều sách mà cái nào cũng hời hợt vài ba bữa thì kết quả chẳng ra đâu cả.
Ví dụ bạn muốn cải thiện khả năng reading bằng cách luyện bộ Cambridge ( vì bạn nghe đồn luyện hết bô Cam thì sẽ tăng level) nhưng mới luyện xong một quyển bạn thấy không tiến bộ là bạn bỏ cuộc vì cảm thấy quá khó, bạn làm sai hơn ½ số câu hỏi. Hãy nhớ mọi thứ đều không quan trọng, bao nhiêu câu đúng, bao nhiêu câu sai không quan trọng, quan trọng là bạn phải làm hết bộ Cam đó thì bạn mới có kết luận là việc luyện hết bộ Cam có tăng điểm reading hay không? Đừng nghĩ ngợi về kết quả ( mình có đề cập ở trên là không nên kiểm soát những gì bạn không kiểm soát được) mà hãy tập trung làm cho xong hết những bài reading trong bộ Cam. Nếu bạn đã làm hết một lần mà vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn ( mặc dù cũng đã có tiến bộ) thì hãy quay lại làm tiếp lần 2, lần 3. Bạn hay thử đi rồi xem có đạt được 8.0, 9.0 reading hay không nha. Chứ mới luyện vài ba hôm đã nản và bỏ cuộc rồi đi tìm tài liệu khác thì mình tin chắc bạn lại bỏ cuộc nữa mà thôi.
Tips cuối cùng mình hay dùng để mỗi khi thấy mất động lực, lười biếng trong bất kỳ việc gì trong cuộc sống chứ không riêng gì Ielts. Mình có một vài cuốn sách mà lúc đọc nó mình cảm thấy hào hứng, yêu đời, tràn đầy năng lực, mình đặc biệt yêu thích dòng sách tiểu sử, hồi ký về các nhân vật nổi tiếng. Vì mỗi lần đọc những câu nói, nhưng giai đoạn khó khăn mà họ vẫn không bao giờ bỏ cuộc làm mình luôn cảm thấy như được tiếp thêm năng lượng, được truyền cảm hứng. Các bạn cũng có thể lưu lại những video, những bài báo, những cuốn sách về những tấm gương học hành chăm chỉ, vượt khó để luôn nhắc nhở bạn rằng mặc dù trải qua bao nhiêu trở ngại gấp ngàn, vạn lần chúng ta nhưng họ vẫn bền bỉ, kiên trì thì mình tin là bạn sẽ quay lại học Ielts với tâm thế hừng hực ngay.
Còn nếu các bạn muốn đổi cách học cho mới mẻ, cho đỡ chán thì hãy thử cách học này thử xem nha.
Lúc mình mới luyện làm bài reading trong bộ Cam. Chỉ nhìn sơ qua thôi mình đã phát hoảng, từ nào cũng là từ mới cả. Nhưng sau đó mình bình tĩnh lại và bắt đầu chia nhỏ phần việc ra. Đối với mỗi bài reading mình không nhất thiết phải làm hết cả bài một lúc, mỗi ngày mình chỉ làm một đoạn nhỏ mà thôi, có khi một bài mình mất cả tuần để tra nghĩa từ mới và hoàn thành xong. Nhưng chỉ tầm 2 tháng sau là mình đã có khả năng làm full bài test trong ngày rồi mặc dù câu trả lời vẫn còn sai be bét. Việc chia nhỏ giúp mình cảm thấy đỡ áp lực hơn, dễ làm hơn vì nếu mỗi ngày phải nghĩ rằng " hôm nay mình phải làm xong một bài test reading" thì mình cảm thấy quá sức với mình và sẽ nhen nhóm ý định từ bỏ ngay.
Vì sao ngày càng có nhiều người học Ielts Speaking online 1 kèm 1?
>>>>> Xem thêm